Hoa văn đục chạm nhà gỗ chính là một phần làm nên linh hồn của ngôi nhà kẻ truyền. Từng mẫu hoa văn đều có ý nghĩa riêng, mong cầu về những điều tốt đẹp đến trong cuộc sống. Để tìm hiểu kỹ hơn về những hoa văn này xin mời các bạn cùng đón xem những thông tin bài viết sau.
Video đục chạm hoa văn trên nhà gỗ
Vai trò quan trọng của hoa văn trên các mẫu nhà gỗ Bắc Bộ
Ngôi nhà gỗ kẻ truyền đã không hề xa lạ với người dân cả nước. Đây là một nếp nhà truyền thống của người dân Bắc Bộ. Mặc dù có vẻ bề ngoài giản dị, nhưng bên trong lại được trang trí hết sức đẹp mắt, cầu kỳ và sang trọng.
Một trong những điều phải kể đến đó là các mẫu hoa văn đục chạm nhà gỗ. Những mẫu hoa văn này không chỉ sử dụng để trang trí nhà gỗ, mà còn rất nhiều ý nghĩa quan trọng muốn gửi gắm vào bên trong cuộc sống.
Ý nghĩa các mẫu hoa văn đục chạm nhà gỗ
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một vài mẫu hoa văn đục chạm nhà gỗ hết sức quen thuộc và có ý nghĩa sâu sắc.
-
Bộ tranh tứ quý
Khi nói đến bộ tranh tứ quý chắn hẳn nhiều người đã quá quen thuộc. Bộ tranh tứ quý nghĩa là tùng cúc trúc mai một trong những mẫu hoa văn phổ biến trên các cánh cửa bức bàn của nhà gỗ cổ truyền. Tùng cúc trúc mai là đại diện cho bốn mùa trong năm, mỗi loại cây, loại hoa đều là một bức tranh mong cầu về những điều may mắn, tốt đẹp đến cho cuộc sống.
-
Bộ tranh tứ quả
Tứ quả (đào lê thủ lựu) là một trong những hoa văn được các nghệ nhân đục chạm nhiều trên các cánh cửa bức bàn. Mỗi loại quả là những ước muốn tốt đẹp đến cho gia đình. Ví dụ như quả đào từ từ xưa đến nay là đại diện cho sự trường thọ, quả lê là nói về sự may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
-
Hoa sen
Hoa sen từ lâu đã là hình tượng hết sức quen thuộc trong các bộ môn nghệ thuật khác như: hội họa, điêu khắc đá, bài thơ ca, tục ngữ. Thế nhưng bạn có biết hoa sen cũng là một hình ảnh được đục chạm nhiều trên các cấu kiện nhà gỗ như: cửa bức bàn, vì đốc hiên, bẩy cò, khung song ô thoáng…Hoa sen là đại diện cho sự tinh túy, thanh khiết của cuộc sống, đây cũng là quốc hoa của nước Việt Nam.
-
Hoa lá lật
Hoa lá lật cũng được xem là hoa văn xuất hiện nhiều trên các cấu kiện nhà gỗ kẻ truyền như: các kẻ hiên, kẻ ngồi, vì thuận, xà nách, con rường…Đây là một họa tiết không quá khó nhưng cần có độ tinh tế và sắc nét riêng. Họa tiết này có ý nghĩa mong về sự tươi mới và đầy đủ đến với gia đình của gia chủ.
Những lưu ý trong đục chạm hoa văn nhà gỗ cổ truyền
- Nghệ nhân đục chạm hoa văn nhà gỗ cổ truyền phải là người hiểu về ý nghĩa của hoa văn.
- Các họa tiết đục chạm phải có hồn và lột tả được tinh thần của hoa văn đó.
- Người thợ đục chạm phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện tay nghề trong thời gian dài.
Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà truyền thống
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước, mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km, dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu, để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những chuyên mục khác về tin tức nhà gỗ cổ truyền
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền