Trong những ngôi nhà gỗ cổ truyền, loại ngói lợp nhà phổ biến và được nhiều gia chủ lựa chọn là ngói ta nung thủ công truyền thống. Loại ngói này có gì đặc biệt và phù hợp khi thi công nhà cổ truyền? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết ngay dưới đây.
Trực tiếp lợp ngói nhà gỗ lim 3 gian 2 chái
Lý do ngói ta nung thủ công là ngói lợp nhà cổ truyền yêu thích
Ngói ta nung thủ công truyền thống là dòng ngói lợp mái nhà rất phù hợp với các công trình nhà gỗ cổ truyền vì những lý do sau đây:
-
Về mặt chất lượng ngói lợp nhà
Ngói ta nung thủ công truyền thống được làm từ đất sét, lọc bỏ tạp chất kỹ càng và nung ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Chính vì vậy, những viên ngói thành phẩm có chất cứng, chắc chắn và rất bền bỉ theo thời gian. Tính chất này đảm bảo sự cứng cáp của phần mái nhà, có thể chịu được những cơn mưa lớn, nặng hạt, đảm bảo chất lượng chung của công trình.
-
Về mặt thẩm mỹ của ngói ta nung thủ công
Ngói ta nung thủ công truyền thống có màu đỏ sẫm. Khi lợp hoàn thiện màu của mái ngói, màu của tường gạch xây và của gỗ có sự hài hòa, đồng điệu với nhau. Tạo thành tổng thể đẹp mắt tôn lên nét mộc mạc của căn nhà gỗ cổ truyền. Đặc biệt, thời gian sử dụng của căn nhà càng lâu, ngói còn có khả năng mọc rêu. Hình ảnh mái ngói rêu phong mang đến cảm giác cổ kính, xưa cũ cho căn nhà gỗ cổ truyền.
-
Về tuổi thọ dòng ngói lợp nhà nung ta thủ công
Ngói ta nung thủ công là loại ngói lợp nhà có tuổi thọ cao. Tuổi thọ của ngói đi cùng với tuổi thọ của ngôi nhà. Chính điểm này, khiến cho loại ngói lợp nhà này được rất nhiều người yêu thích và ưa chuộng thi công.
Quy trình lợp ngói nhà cổ truyền
Sau đây sẽ là quy trình lợp ngói nhà cổ truyền thường được các bác thợ thực hiện.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
Ngói sẽ được đưa lên mái nhà để tiến hành quá trình lợp. Trước khi lợp ngói, các bác thợ sẽ lợp trước một lợp gạch màn. Lớp gạch màn này có tác dụng tạo bề mặt phẳng cho việc lợp ngói diễn ra dễ dàng. Ngoài ra còn hạn chế nước mưa thấm vào bên trong và chống nóng.
Bước 2: Trát xi trộn tro
Các bác thợ sẽ thực hiện kỹ thuật trát xi trộn tro lên phần mái trước khi lợp. Điều này sẽ giúp cho viên ngói được chắc chắn và không bị xô lệch. Sau này nếu có tiến hành đảo ngói thì lớp ngói vẫn còn nguyên và tháo ra được dễ dàng.
Bước 3: Lợp ngói
Người thợ lợp ngói là người có kinh nghiệm lâu năm, tạo lên bộ mái với phần ngói ngay hàng thẳng lối và khít vào nhau. Như vậy với đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho tổng thể căn nhà gỗ cổ truyền.
Bước 4: Hoàn thiện quá trình lợp ngói nhà
Các viên ngói sẽ được lợp lần lượt cho đến khi phủ kín mái. Như vậy, quá trình lợp ngói được coi là hoàn thiện.
Lợp ngói theo đúng quy trình này sẽ tránh được tình trạng xô ngói và đảo ngói nhiều theo thời gian.
Như vậy qua bài viết trên đây quý vị có thể biết biết lý do tại sao ngói lợp nhà cổ truyền thường sử dụng là ngói ta nung thủ công truyền thống. Nếu quý vị đang tìm kiếm một đơn vị làm nhà cổ truyền trọn gói uy tín, chất lượng hay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp