Kết cấu nhà gỗ được hình thành từ hệ thống cột, xà, kẻ cùng các cấu kiện khác. Nhiều người chưa tìm hiểu sâu về nhà gỗ chưa biết rõ tên và chức năng của các cấu kiện này. Vậy nên bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến quý vị những thông tin về các cấu kiện chính hình thành lên bộ khung nhà gỗ, mời quý vị theo dõi.
Video lắp dựng nhà gỗ 3 gian tại Hà Nội
Đôi nét về nhà gỗ 3 gian cổ truyền Bắc Bộ
Nhà gỗ 3 gian cổ truyền là kiến trúc nhà truyền thống đã có từ thời xa xưa, thân thuộc ở khu vực miền Bắc. Kiểu nhà này được chia làm 3 gian: gian giữa để thờ, hai gian hai bên dành cho tiếp khách và sinh hoạt chung của gia đình. Chất liệu chính hình thành nên nếp nhà ba gian là từ gỗ tự nhiên, kết hợp với những chất liệu khác.
Căn nhà gỗ được liên kết chắc chắn với nhau bằng hệ thống mộng. Các gian được thiết kế thông nhau, tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Đây là kiểu nhà lý tưởng cho những người yêu thích thiên nhiên.
Không chỉ vậy, nhà 3 gian cổ truyền cũng thể hiện sự trang trọng, thành kính khi làm nơi thờ cúng tổ tiên. Vẻ sang trọng, tinh tế của căn nhà gỗ được thể hiện qua từng cấu kiện nhà gỗ và qua từng đường nét hoa văn chạm khắc trên nhà.
Các cấu kiện chính trong kết cấu nhà gỗ 3 gian cổ truyền
Dưới đây là thông tin chi tiết về các cấu kiện chính trong kết cấu nhà gỗ 3 gian cổ truyền, mời quý vị tham khảo:
Hệ thống cột
Trong kết cấu nhà gỗ thì cột là bộ phận chịu lực nén chính. Công trình nhà gỗ có vững chắc hay không hoàn toàn là dựa vào hệ thống cột. Tùy theo vị trí và chức năng, cột chia làm: cột cái, cột hậu, cột con và cột hiên. Dưới chân cột nhà có bệ đỡ bằng đá tảng, chạm hoa văn sen. Cột cái là cột chính đảm nhiệm chức năng nâng đỡ chính cho ngôi nhà được dựng lên ở hai đầu nhịp chính.
Tiếp theo là cột con “bệ đỡ” không gian, còn cột hậu là những cột phụ nhằm giảm bớt sức nén cho những cột cái được thiết kế tại những đầu nhịp phụ nằm hai bên nhịp chính. Cuối cùng là cột hiên được bố trí trong không gian phía trước nhà gỗ, nối liền từ cột con ra phần ngoài hiên.
Hệ thống xà
Nếu như cột nhà gỗ được ví như những lực sĩ choãi chân, chụm đầu vào nhau thì xà ngang – xà dọc của nhà gỗ được xem như những cánh tay níu dằng lấy nhau ra sức bảo vệ cho ngôi nhà. Hệ thống xà trong kết cấu nhà gỗ gồm các thanh xà được lắp theo chiều ngang hoặc chiều dọc của nhà gỗ. Nhiệm vụ chính của chúng là liên kết các cột nhà với nhau để tạo nên một bộ khung vững chắc. Cụ thể hệ thống xà gồm có:
- Xà thượng: Xà liên kết các cột cái với nhau, nằm gần trên đỉnh của cột cái.
- Xà hạ: Xà nằm dưới xà thượng phía trên quá giang để liên kết đối với các cột cái.
- Xà cái: Trong một vài công trình, phần xà hạ được làm là xà cái với kích thước to hơn tất cả các xà khác và nằm trên quá giang liên kết các cột cái.
- Xà trung: Xà trung được sử dụng trong trường hợp không dùng xà hạ và xà thượng. Vị trí của xà này là đặt giữa xà thượng và xà hạ. Xà trung cũng có nhiệm vụ liên kết các cột cái và nằm giữa câu đầu và quá giang.
- Xà nách: Liên kết cột cái với cột con.
- Xà tử thượng: Xà nằm ở trên đầu cột con, liên kết các cột con.
- Xà tử hạ: Xà được liên kết giữa các cột con và có vị trí nằm dưới xà tử hạ.
- Xà hiên: Xà liên kết các cột hiên với nhau.
- Xà ngưỡng: Xà ngưỡng liên kết dưới chân các cột con. Có vị trí đặt dưới cửa, đối với xà ngưỡng cửa dùng để đỡ khuôn cửa đi vào.
- Xà nóc (thượng lương): Xà được đặt trên đỉnh mái nhà.
Hệ thống kẻ
Hệ thống kẻ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống kết cấu nhà gỗ, có nhiệm vụ liên kết với các cột bằng mộng. Kẻ bao gồm: Kẻ ngồi và kẻ hiên. Trong đó, kẻ ngồi có nhiệm vụ gắn kết cột cái và cột hậu với nhau, còn kẻ hiên là dầm đơn liên kết các cột hậu với cột hiên. Trên kẻ hiên nhà gỗ thường được chạm khắc hoa văn tinh xảo, cầu kỷ.
Con rường
Con rường là bộ phận không thể thiếu trong kết cấu nhà gỗ. Đây là bộ phận “gối” nâng đỡ mái nhà gỗ, dạng dầm gỗ hộp có tác dụng đỡ hoành mái, chúng sẽ được xếp chồng lên nhau.
Con lợn
Con lợn hay còn gọi là rường bụng lợn, được đặt lên con rường bên dưới bằng hai đoạn cột ngắn được gọi là trụ trốn, con lợn có vai trò đỡ xà nóc.
Kết cấu mái
Kết cấu mái nhà gỗ được tạo nên từ các phần gồm:
- Hoành (dầm chính): Có tác dụng đỡ phần mái, được đặt vuông góc với khung nhà gỗ. Chiều ngang của hoành tỉ lệ theo chiều dài của ngôi nhà.
- Rui (dầm phụ trung gian): Được đặt lên hệ thống hoành, thiết kế theo chiều dốc của mái nhà.
- Gạch màn: Được đúc thủ công và nung bằng đất, làm nhiệm vụ đỡ ngói và tạo độ phẳng cho mái nhà. Đồng thời, nó còn có tác dụng chống thấm dột, cũng như “giải nhiệt” cho không gian bên trong ngôi nhà.
- Ngói mũi (ngói vẩy rồng): Được chế tác hoàn toàn từ đất nung, ngói mũi được đặt trên các lớp gạch màn.
>Xem thêm: Giải đáp bộ khung nhà gỗ kẻ truyền bao gồm những cấu kiện nào?
Trên đây là thông tin về các cấu kiện chính hình thành kết cấu nhà gỗ 3 gian. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ hữu ích, giúp quý vị hiểu rõ hơn về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Nếu quý khách có nhu cầu thi công nhà gỗ cổ truyền đẹp thì hãy liên hệ ngay đến Kiến Trúc Phúc Lộc theo thông tin phía dưới:
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp