Mẫu nhà gỗ 3 gian cổ truyền miền Bắc là một trong những lối kiến trúc mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ đơn thuần là một công trình cư ngụ của con người mà còn là một nếp gấp trong lịch sử. Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa Việt Nam còn tồn tại từ đời này qua đời khác. Hãy cùng theo chân chúng tôi trở về với những nếp nhà xưa để khám phá nét độc đáo của căn nhà này trong bài viết dưới đây.
Video nhà gỗ lim 3 gian
Đặc trưng của khuôn viên nhà ở cổ truyền
- Thông thường nhà của người dân miền Bắc xưa đều được làm trên một mảnh đất vuông vức, nhà này cách nhà kia bởi những tường rào bằng gạch hoặc tre, nứa
- Các mẫu nhà gỗ 3 gian cổ truyền đều được làm theo dạng nhà trệt. Với 3 gian chia kích thước tương đương nhau. Gian chính giữa sẽ là nơi thờ tự, gian hai bên là nơi tiếp khách và nghỉ ngơi
- Trong khuôn viên nhà ở 3 gian sẽ có thêm một căn nhà ngang nằm vuông góc với nhà chính. Nhà ngang là nơi để nấu ăn, tích trữ lương thực….
- Các công trình phụ như: chuồng nuôi gia súc, nhà vệ sinh được làm tách biệt với căn nhà chính.
Kiến trúc mẫu nhà gỗ 3 gian truyền thống Bắc Bộ
- Đối với mẫu nhà gỗ 3 gian cổ truyền thường được làm với 2 lối kiến trúc là nhà gỗ 3 gian có đố vỏ măng và 3 gian 2 dĩ
- Căn nhà 3 gian 2 dĩ sẽ được cơi nới một phần không gian tại hai bên chái nhà giúp cho nhà rộng rãi hơn. Nơi đây được tận dụng thiết kế cửa sổ thông gió hoặc bày các bộ tủ, kệ trang trí đẹp mắt.
Hướng nhà gỗ cổ truyền
- Thông thường những mẫu nhà gỗ 3 gian thường đặt tại hướng Nam, có câu ca dao “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” cũng xuất phát từ lối dựng nhà phổ biến này.
- Hướng nhà là một yếu tố rất quan trọng gia chủ tính toán rất kỹ càng trước khi thi công mẫu nhà gỗ 3 gian. Bởi theo quan niệm, nhà làm hướng đẹp mới mang lại ấm êm cho gia đình.
- Ngoài hướng Nam, nhà còn được quay vào hướng phù hợp với cung mệnh của gia chủ.
Mặt bằng nhà gỗ 3 gian
- Mặt bằng những mẫu nhà gỗ 3 gian cổ truyền trải trên mảnh đất hình chữ Nhật làm theo thế chứ Nhất.
- Nền nhà là nền gạch hoặc xi măng hay nhiều gia đình khá giả hơn sẽ lát gạch bông.
- Trên nền nhà là những bệ đá tảng nơi đặt cột của những ngôi nhà gỗ cổ truyền. Chân cột tiếp xúc trực tiếp với bệ tảng, các cột giằng chắc lấy nhau tạo thành hệ thống vững chãi.
Thiết kế hiên nhà gỗ 3 gian
>>Xem thêm: Ý nghĩa của các mẫu thiết kế nhà từ đường đối với đời sống
- Hàng hiên của những mẫu nhà gỗ 3 gian được làm rất rộng rãi mang nhiều chức năng như: tiếp khách, để lương thực ngày mùa, hoặc nơi các bà các mẹ quay tơ,..
- Hiên nhà gỗ cổ truyền được làm rất đẹp với những cấu kiện đục chạm tinh xảo. Những mẫu họa tiết ưa chuộng của người Việt trong việc tạo hình trên gỗ là: bộ tứ quý (tùng, trúc, cúc, mai), tứ quả (đào, lê, thủ, lựu), hoa , lá lật,…
- Hiên thường dùng mành, liếp để che mưa, hạn chế ánh nắng chiều trực tiếp vào trong nhà.
Kiến trúc phần tường nhà cổ truyền
- Tường nhà gỗ 3 gian cổ truyền được làm từ những hòn gạch đất nung rất vững chãi, kiên cố
- Tường không trát vữa để lộ hàng gạch tạo nên vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu tạo một nét độc đáo cho khối công trình.
Ý nghĩa nếp nhà gỗ 3 gian trong văn hóa của người Việt cổ
Đối với người Việt xưa, mẫu nhà gỗ 3 gian không đơn thuần chỉ nói về một thực thể là nơi trú ẩn của con người. Mà nó còn mang nhiều nét ý nghĩa khác nhau. Có thể kể đến như, con người từ xưa đã biết dùng nơi cư ngụ của mình để tích trữ của cải, lương thực.
Ngôi nhà còn là không gian sinh hoạt tập thể. Mỗi khi có dịp lễ tết, giỗ chạp hàng xóm lại cùng nhau sang chơi, ăn uống, vui vầy. Căn nhà lúc này không chỉ là nơi tổ chức mà còn là sợi dây gắn kết tình làng nghĩa xóm, con người với con người.
Nhà cửa cũng phần nào phản ánh địa vị xã hội của gia đình trong xóm làng. Những nhà giàu có thường làm rất to và bề thế, sang trọng và nổi bật nhất trong khu vực.
Đặc biệt hơn cả, căn nhà chính là món quà cha mẹ, truyền cho con cái, con cái truyền cho cháu chắt. Chính vì vậy nhà thường được làm với những loại gỗ tốt nhất để sử dụng trong thời gian dài. Mẫu nhà gỗ 3 gian cổ truyền là một trong những công trình nhà ở đặc trưng cho vùng miền và thể hiện sự khéo léo của ông cha ta trong việc dựng nhà ở. Vượt qua những ý nghĩa đơn thuần về một nơi che mưa tránh gió, ngày nay mẫu nhà này được tái hiện lại và sử dụng như một nơi nghỉ ngơi, an dưỡng thư thái sang trọng.
Làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ ở đâu thì tốt?
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước, mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km, dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu, để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ Phúc Lộc
>Tham khảo những công trình nhà gỗ lim đẹp