Với những ngôi nhà 5 gian cổ truyền cách bố trí sẽ bao gồm 3 gian chính giữa là nơi sinh hoạt chung. 2 gian ngoài cùng 2 bên là nơi ngủ nghỉ. Tuy nhiên còn có một kiểu nhà nữa là 5 gian trong nhà thông nhau. Kiểu nhà này thì sẽ bố trí như thế nào cho phù hợp? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nhà gỗ 5 gian thông hiên 36 cột
Nhà 5 gian thông nhau là nhà như thế nào?
Căn nhà 5 gian thông nhau là nhà được làm theo lối kiến trúc nhà 5 gian cổ truyền. Kiến trúc bên ngoài nhà giống với ngôi nhà 5 gian thông hiên.
Tuy nhiên, nếu như những ngôi nhà 5 gian khác, 2 gian chái ngoài cùng là nơi để ngủ và sẽ được ngăn cách với 3 gian chính giữa. Thì kiểu nhà này 5 gian nhà là thông với nhau tạo thành một khoảng gian vô cùng rộng rãi cho sinh hoạt chung.
Với một không gian rộng như vậy, việc bố trí nội thất và sắp xếp sao cho phù hợp, ăn nhập và hài hòa với nhau là điều vô cùng quan trọng. Cùng tham khảo các cách bố trí nội thất trong nhà 5 gian thông nhau dưới đây của chúng tôi.
Bố trí bên trong nhà 5 gian thông nhau
Lợi thế của kiểu nhà này là có một không gian rất rộng rãi để gia chủ và mọi người cùng nhau sinh hoạt dưới mái nhà cổ. Tuy nhiên đây cũng sẽ là một nhược điểm. Bởi nếu không biết cách bố trí, các không gian trong căn nhà sẽ trở nên rời rạc và không có sự đồng điệu trong không gian. Hãy cùng tham khảo cách bố trí dưới đây về kiểu nhà này của chúng tôi.
Gian chính giữa
Dù là kiến trúc nào đi chăng nữa, gian chính giữa trong những căn nhà cổ truyền luôn là vị trí trang trọng đặt bàn thờ gia tiên.
Khu vực thờ gia tiên thường chia thành 2 lớp thờ. Lớp trong cùng từ phần cột hậu đến cột con có làm một bệ thờ bằng gỗ hoặc kê án gian. Nơi đây đặt ngai thờ và treo đại tự. Trong lớp thờ này còn có trang trí thêm y môn kép và cấu đối.
Lớp thứ hai từ cột con đến cột cái có bố trí sập thờ hoặc án gian (chiều cao thấp hơn lớp trong) cùng các cấu kiện đồ thờ khác như: hoành phi, câu đối, y môn, cửa võng…
Gian gian bên
Hai gian bên gian thờ là khu vực linh động, gia chủ sẽ bố trí theo nhu cầu và nếp sống của gia đình cho phù hợp. Sẽ có hai cách bố trí gian bên này như sau:
Hai gian bên cạnh gian thờ là nơi tiếp khách: Nếu như gia chủ thiết kế đây là không gian tiếp khách sẽ bày 2 bộ trường kỷ ở khu vực này. Với gia chủ của căn nhà 5 gian thông nhau này, thay thế bố trường kỷ thành những bộ bàn ghế dát vàng theo phong cách tân cổ điển trông rất xa hoa và đẹp mắt.
Tại khu vực tiếp khách, gia chủ có thay tủ chè thành một kệ lớn kê sát tường. Nơi đây treo tranh, cùng các đồ cổ gia chủ sưu tầm được.
Hai gian bên là nơi nghỉ ngơi: Nếu như gia chủ muốn đây là nơi nghỉ ngơi có thể kê sập gỗ tại khu vực này. Để không gian thêm phần sinh động, gia chủ có bày trí thêm tủ chè và trang trí tường bằng những bức tranh phong cách.
Hai gian ngoài cùng ở hai bên
Hai gian ngoài cùng thường sẽ là nơi gia chủ trang trí thành không gian trưng bày kết hợp nghỉ ngơi. Hoặc là nơi tiếp khách của gia đình.
Gian ngoài cùng là nơi nghỉ ngơi kết hợp trưng bày: Với nhiều gia đình, khu vực hai gian ngoài cùng này sẽ là nơi nghỉ ngơi kết hợp trưng bày của gia đình. Gia chủ có kê một sập gỗ sát tường, phần vách thuận kê tủ và đặt vật phẩm trang trí lên trên.
Gian ngoài cùng là nơi tiếp khách: Gia chủ lựa chọn bộ bàn ghế phong cách cổ điển là không gian ấm cúng để tiếp khách và trò chuyện. Khu vực này cũng có kê thêm tủ chè đục chạm đẹp mắt và đặt tượng 3 ông Phúc – Lộc – Thọ bên trên.
Bài viết trên đây đã gửi đến quý vị chi tiết cách bố trí không gian trong nhà 5 gian thông nhau. Nếu quý vị có nhu cầu thi công kiểu nhà này, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn kỹ càng.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp