Khám phá những nét đặc trưng của kiến trúc nhà tứ hợp viện

Nhà tứ hợp viện được xây dựng theo bố cục đặc trưng với 4 dãy nhà bao quanh

Kiến trúc nhà tứ hợp viện là một biểu tượng độc đáo và ấn tượng của văn hóa phương Đông. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, kiến trúc tứ hợp viện vẫn giữ nguyên giá trị và tinh hoa văn hóa. Bài viết sau đây sẽ làm rõ những nét đặc trưng của nhà tứ hợp viện, giúp bạn hiểu thêm về văn hóa, lịch sử và giá trị thẩm mỹ của nền kiến trúc này.

Video nhà gỗ 3 gian tứ hợp viện tại Thanh Hóa

Kiến trúc nhà tứ hợp viện là gì? 

Kiến trúc nhà tứ hợp viện là một dạng nhà ở truyền thống của người Trung Quốc, đặc biệt phổ biến ở khu vực Hoa Bắc. Kiểu nhà này được xây dựng theo bố cục đặc trưng với 4 dãy nhà bao quanh một sân vườn trung tâm, tạo thành hình vuông hoặc chữ nhật. 

Nhà tứ hợp viện được xây dựng theo bố cục đặc trưng với 4 dãy nhà bao quanh
Nhà tứ hợp viện được xây dựng theo bố cục đặc trưng với 4 dãy nhà bao quanh

“Tứ” thường được sử dụng để biểu thị con số 4, trong khi ‘viện’ mang ý nghĩa của một khoảng không gian như sân vườn được bao quanh bên trong nhà. Lối kiến trúc tứ hợp viện rất tinh tế, hài hòa, mang lại vẻ đẹp thanh bình và còn thể hiện nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Đặc trưng của nhà tứ hợp viện

Tứ hợp viện có kiến trúc độc đáo và ấn tượng, thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Kiến trúc này ngày càng được nhiều người yêu thích và ưa chuộng, bởi vẻ đẹp riêng biệt và những giá trị mà nó mang lại. Dưới đây là những đặc trưng cơ bản của nhà tứ hợp viện có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Hình dáng đặc trưng của kiến trúc nhà tứ hợp viện

Là một trong những biểu tượng văn hóa độc đáo của Trung Quốc, nhà tứ hợp viện có vẻ đẹp tinh tế và hài hòa. Nhà tứ hợp viện có hình vuông hoặc hình chữ nhật, với sân vườn ở trung tâm và các dãy nhà bao quanh. Hình dáng này tạo nên sự cân bằng và hài hòa, độc đáo cho tổng thể kiến trúc.

Nhà tứ hợp viện có hình vuông hoặc hình chữ nhật
Nhà tứ hợp viện có hình vuông hoặc hình chữ nhật

Bố cục trong nhà tứ hợp viện 

Hiểu được bố cục trong kiến trúc nhà tứ hợp viện giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa và lịch sử của loại hình nhà ở truyền thống này. Trong nhà tứ hợp viện, có bố cục đối xứng qua trục chính, với nhà chính nằm ở vị trí trung tâm. Điều này thể hiện sự tôn trọng và trật tự trong văn hóa truyền thống.

Các dãy nhà được bố trí theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, bao quanh sân vườn. Mỗi dãy nhà có chức năng riêng biệt. Bố cục, hướng nhà, vật liệu và trang trí đều được chú trọng để mang lại sự may mắn, tài lộc và bình an cho gia chủ.

Ngoại thất của nhà tứ hợp viện

Từ góc nhìn trên cao, có thể thấy nhà tứ hợp viện giống như một chiếc hộp lớn, được tạo thành từ 4 hộp nhỏ có hình vuông, trông gọn gàng. Các bức tường bên ngoài của một nhà tứ hợp viện thường được làm bằng gạch hoặc đá và thường cao vài mét. Các bức tường này có chức năng bảo vệ sự riêng tư và an toàn cho gia chủ.

Nhìn từ trên cao nhà tứ hợp viện giống như một chiếc hộp lớn
Nhìn từ trên cao nhà tứ hợp viện giống như một chiếc hộp lớn

Cổng chính của một nhà tứ hợp viện thường nằm ở trung tâm của bức tường phía nam. Cổng thường được làm bằng gỗ và được trang trí bằng các chạm khắc phức tạp. Cổng dẫn đến một sân trước nhỏ, sau đó là sân chính của hợp viện.

Về phần hành lang, việc kết nối với bốn viện xung quanh sân giữa theo cả bốn hướng là điều rất quan trọng và cần thiết của nhà tứ hợp viện. Mái của ngôi nhà được thiết kế hướng ra ngoài nhằm tạo không gian mát mẻ cho sân trước, đồng thời cũng giúp liên kết các khu nhà và không gian bên trong.

Ngoại thất của lối kiến trúc nhà tứ hợp viện đơn giản và không phô trương, nhưng nó phản ánh sự hài hòa và cân bằng của lối kiến ​​trúc này. Các bức tường cao và cổng kín đáo mang lại sự riêng tư và an ninh, trong khi sân trong yên tĩnh là nơi để thư giãn và hòa mình với thiên nhiên.

Kiến trúc nhà tứ hợp viện có xây dựng được ở Việt Nam không?

Kiến trúc tứ hợp viện có nhiều điểm tương đồng với nhà ở truyền thống Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp lối kiến trúc này ở nhiều công trình homestay, hay các khu du lịch nghỉ dưỡng. Mặc dù trông có sự tương đồng, nhưng điểm khác đó là nhà ở truyền thống nước ta thường có hình dáng chữ U hoặc L, sẽ không xây bịt kín như kiểu nhà tứ hợp viện. 

Kiến trúc tứ hợp viện tạo nên một không gian sống bình yên
Kiến trúc tứ hợp viện tạo nên một không gian sống bình yên

Tuy nhiên, khí hậu ở nước ta nóng ẩm quanh năm, nên việc thi công và thiết kế nhà tứ hợp viện không khả quan. Việc thi công nhà tứ hợp viện có thể dẫn đến tình trạng bí bách, nóng nực trong nhà, đặc biệt là vào mùa hè. Ngoài ra, với môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của công trình.

Lời kết

Kiến trúc nhà tứ hợp viện tạo nên một không gian sống bình yên, dung hòa và mang đậm bản sắc văn hóa. Nét đẹp của nhà tứ hợp viện sẽ là nguồn cảm hứng cho các kiến trúc sư và gia chủ trong việc kiến tạo những không gian sống mang đậm bản sắc văn hóa Á Đông. Để được tư vấn đầy đủ hơn từ chuyên gia, mời bạn liên hệ với Nhà gỗ Phúc Lộc.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *