Hai nghi lễ quan trọng khi xây dựng một căn nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là một kiểu nhà quen thuộc trong đời sống văn hóa người Việt. Khi xây dựng căn nhà thì không thể thiếu hai nghi lễ quan trọng là lễ phạt mộc và nghi lễ cất nóc. Những nghi lễ này có ý nghĩa quan trọng cầu mong cho việc xây dựng nhà gỗ. Vậy thì bài viết này sẽ đưa đến quý vị những thông tin bổ ích về hai nghi lễ này.

Nhà gỗ cổ truyền là gì?

Trong rất nhiều kiểu nhà hiện nay từ hiện đại đến truyền thống. Thì tiêu biểu mà không thể bỏ qua là mẫu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Với kiến trúc thông thoáng qua từng gian chái. Ở từng gian chái có những chức năng rất khác nhau, từ thờ cúng cho đến linh hoạt.

Chất liệu làm nên căn nhà cổ truyền này là gỗ tự nhiên là chủ yếu. Kết cấu ngôi nhà khá đơn giản với 3 phần đó là mái nhà, hệ thống cột và các hoa văn được chạm khắc. Nhà gỗ truyền thống được phân loại thành nhiều gian khác nhau như: 3 gian, 5 gian, 7 gian…Kết hợp với kiểu nhà này là bối cảnh trong lành bên ngoài với: sân rộng thuận tiện cho việc phơi phóng, vườn cây và ao cá.

Video về lễ cất nóc nhà gỗ lim 5 gian

Lễ phạt mộc nhà gỗ truyền thống

  • Là một nghi lễ bắt buộc phải thực hiện khi thi công nhà gỗ cổ truyền. Vào ngày phạt mộc gia chủ và đơn vị thi công làm lễ cúng bái báo cáo với tổ tiên và ông tổ nghề mộc. Cầu mong sao cho quá trình làm nhà gỗ cổ truyền được diễn ra thuận lợi nhất khi bắt đầu thi công.
  • Đồ lễ cũng như ngày giờ được gia chủ xem xét cẩn thận trước đó. Đồ lễ cúng phạt mộc thông thường sẽ bao gồm: xôi gà, rượu, nước, muối, mâm hoa quả, bánh kẹo, bình hoa…Ngày giờ cũng sẽ phải hợp với mệnh của gia chủ, không phạm vào giờ xấu.
  • Ý nghĩa của nghi lễ này là tránh ma quỷ, phiền nhiễu tai ương trong khi làm nhà. Đồng thời phù hộ cho đội ngũ thi công ngôi nhà được thuận lợi và suôn sẻ. Phạt mộc còn chưa thêm nghi thức bật mực trên sào, một trong những bản vẽ thu nhỏ của bản thiết kế.

Lễ cất nóc của nhà gỗ truyền thống

  • Nóc có vai trò hết sức quan trọng đối với nhà gỗ truyền thống, không có nóc thì ngôi nhà không thể hoàn thành. Cất nóc nhà cũng được cúng bái cẩn thận tương tự như lễ phạt mộc. Nghi lễ cất nóc nhà đánh dấu bước hoàn thiện cơ bản phần khung để chuẩn bị thúc đẩy các khâu tiếp theo.
  • Thanh nóc được chính tay bác thợ cả và gia chủ cùng lên phần nóc nhà đặt vào vị trí khung. Sau đó thả tiền lộc từ thanh nóc xuống bên dưới.
  • Ý nghĩa của nghi lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền cũng là cầu mong sự may mắn và suôn sẻ trong quá trình làm nhà gỗ. Có cất nóc thì ngôi nhà mới có thể hoàn thành. Dân gian có câu “ Con không cha như nhà mất nóc”. Vậy nên nóc đối với nhà gỗ có tầm quan trọng được ví như người cha trong gia đình.

Đây chính là hai nghi lễ quan trọng khi xây dựng một căn nhà gỗ cổ truyền. Nghi lễ này đều mong muốn mọi sự tốt lành, phồn thịnh và thuận lợi cho những ai sinh sống trong căn nhà gỗ truyền thống. Đó cũng chính là một tập tục tốt đẹp mà cha ông ta để lại.

Những hình ảnh của hai nghi lễ này khi xây dựng nhà gỗ truyền thống

Lễ phạt mộc nhà gỗ cổ truyền
Lễ phạt mộc nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh đẽo vào thanh nóc của nhà gỗ cổ truyền trong lễ phạt mộc
Hình ảnh đẽo vào thanh nóc của nhà gỗ cổ truyền trong lễ phạt mộc
Thanh nóc được bọc vải đỏ trước khi đặt lên phần nóc
Thanh nóc được bọc vải đỏ trước khi đặt lên phần nóc
Thanh nóc được gác lên nhà gỗ cổ truyền
Thanh nóc được gác lên nhà gỗ cổ truyền

Đơn vị chuyên xây dựng nhà gỗ truyền thống

Là một trong những cơ sở có uy tín và chất lượng hàng đầu trong ngành thi công nhà gỗ truyền thống. Các dự án chúng tôi thực hiện được trải dài trên nhiều tỉnh thành cả nước như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Tuy Hòa…

Nhờ có đội ngũ thợ thi công lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm trong đục chạm hoa văn. Hơn nữa xưởng nhà gỗ Phúc Lộc với quy mô lớn đến 2000m2, được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc. Tạo điều kiện thuận lợi cho thi công các công trình nhà gỗ cổ truyền được đúng theo trình tự.

Thợ Chàng Sơn còn được biết đến là người đã làm nên những công trình nhà gỗ nổi tiếng như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, 18 vị La Hán chùa Tây Phương, công trình Thủy Đình của Bảo tàng dân tộc học..

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo video nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

>Tham khảo các công trình nhà gỗ lim đẹp 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *