Ngôi nhà gỗ Bắc Bộ được cấu tạo nên bởi rất nhiều cấu kiện khác nhau. Tất cả đều được liên kết với nhau một cách vững chắc bằng các mối sàm đóng. Ở nhà gỗ có những tên cấu kiện hết sức bình dị và đầy chất mộc mạc với người dân. Nếu bạn tò mò về điều này, thì xin mời theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Tham khảo video nhà gỗ 3 gian để biết thêm các cấu kiện
Tìm hiểu chung về nhà gỗ Bắc Bộ
Như chúng ta đều biết nhà gỗ Bắc Bộ là một công trình thân quen là vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ. Đây là một trong những dự án được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay. Nếp nhà thể hiện được đậm nét văn hóa, với vẻ ngoài không quá cầu kỳ.
Ở trong căn nhà những thành viên trong gia đình luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Đây chính là nơi con cháu tưởng nhớ về cội nguồn, đồng thời đây cũng là nơi mà chúng ta gìn giữ những giá trị xưa. Căn nhà được làm từ những vật liệu mộc mạc như: ngói, gạch, gỗ tự nhiên…
Nhưng cấu kiện có tên gọi thú vị ở nhà gỗ Bắc Bộ
Các cấu kiện ở nhà gỗ Bắc Bộ có rất nhiều tên gọi thú vị, mang nhiều hình ảnh thân thuộc và gần gũi với người dân. Cụ thể chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn những cấu kiện sau đây.
-
Con lợn
Con lợn là phần trên nóc của nhà gỗ Bắc Bộ. Được tạo nên từ những phần gỗ, trên được đục chạm hoa văn lá lật khá sắc nét. Con lợn có vai trò chịu lực cho mái nhà gỗ cổ truyền. Hình ảnh con lợn hết sức gần gũi với đời sống của người dân.
-
Con rường
Khi nói về những hoa văn tinh tế được đục chạm trên nhà gỗ kẻ truyền. Thì sẽ thật là một thiếu sót nếu không nhắc đến con rường nhà gỗ. Cấu kiện này có ở vì đốc hiên, vì thuận thuận của căn nhà. Con rường được chạm khắc hoa văn lá lật mềm mại và sắc nét. Nét hoa văn lá lật uyển chuyển và mềm mại đan xen vào nhau tạo sự chắc chắn.
-
Ván dong
Ván dong là một cấu kiện được nằm kê trên các kẻ truyền, sử dụng để kê hoành của nhà gỗ. Có tác dụng là giữ cố định hoành bởi ngàm, và được chia đều khoảng cách, giúp lực dàn đều chung cho phần mái của ngôi nhà. Tuy ván dong không phải là cấu kiện chính, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Ở các ngôi nhà gỗ kẻ truyền ván dong thường được để trơn và thiết kế theo đúng kích thước.
-
Kẻ ngồi
Hệ thống kẻ gồm kẻ ngồi, kẻ hiên, kẻ chim, mỗi loại kẻ có một chức năng khác nhau. Trong đó kẻ ngồi là một cái tên khá thú vị. Kẻ ngồi là phần nối từ cột con lên các cột cái, hoa văn được chạm khắc lá lật hết sức tinh tế và đẹp mắt. Đây là cấu trúc phần mái có tác dụng chịu lực cho phần mái của ngôi nhà gỗ.
Đơn vị thi công uy tín ở nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước, mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km, dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu, để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền
>Tham khảo những chuyên mục nhà gỗ cổ truyền