Hình thức nhà gỗ 3 gian cổ truyền là một trong những điểm thu hút nhiều gia chủ. Tuy nhiên, thì sẽ cảm thấy thú vị hơn khi khám phá kết cấu bên trong của mẫu nhà này. Vậy cụ thể mẫu nhà này có kết cấu ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị giải thích rõ nhất.
Nhà gỗ 3 gian truyền thống là gì?
Là một nếp nhà quen thuộc, phổ biến ở làng quê Bắc Bộ. Với chất liệu chính từ gỗ và một số chất liệu hiện đại khác. Kiểu nhà này được liên kết vững chắc với nhau bằng hệ thống mộng. Các gian nhà được thiết kế thông nhau tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi. Gian chính giữa bao giờ cũng sẽ được sắp xếp làm gian thờ cúng, hai gian biên sẽ là nơi nghỉ ngơi và sinh hoạt.
Điểm nhấn đặc biệt của mẫu nhà này đó là các hoa văn chạm khắc thủ công. Những hoa văn này không chỉ có tính thẩm mỹ cao, mà còn có nhiều ý nghĩa răn dạy và giáo dục con cháu nhớ về cội nguồn.
Video nhà gỗ 3 gian cổ truyền tại Bắc Giang
Kết cấu của ngôi nhà gỗ 3 gian truyền thống
Một ngôi nhà gỗ cổ truyền được kết cấu từ nhiều phần khác nhau. Trong đó, những phần chính của ngôi nhà phải nhắc đến bao gồm:
-
Cột nhà
Là cấu kiện đầu tiên và đóng vai trò quan trọng đối với nhà gỗ cổ truyền. Đối với nhà gỗ 3 gian sẽ có hệ thống các cột như: cột cái, cột con, cột hiên. Đây là phần trụ nâng đỡ cho toàn bộ hệ thống cấu kiện nhà gỗ. Thông thường một căn nhà gỗ 3 gian sẽ có từ 12 cột, 18 cột, 22 cột. Tùy theo diện tích của ngôi nhà và nhu cầu sử dụng của gia chủ đối với ngôi nhà.
-
Hệ thống kẻ
Kẻ là bộ phận nối liền từ cột này sang cột khác. Trên các kẻ được chạm khắc nhiều hoa văn rất cầu kỳ, thể hiện được đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Kẻ thường có các loại: kẻ hiên, kẻ ngồi, kẻ chim…Chức năng chính của kẻ là nâng đỡ phần mái của nhà gỗ, đồng thời là họa tiết trang trí nổi bật.
-
Xà
Xà nhà là cấu kiện không thể thiếu đối với nhà gỗ 3 gian Bắc Bộ. Ngày xưa cha ông ta phân chia xà thành hai loại đó là xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung. Mỗi loại xà lại có một chức năng khác nhau trong nếp nhà gỗ 3 gian. Xà lòng dùng để gắn kết cột cái của khung, xà nách và xà thuận có vai trò gắn kết cột cái và cột hậu. Toàn bộ hệ thống xà được các bác thợ tính toán kích thước để phù hợp nhất.
-
Con rường
Khi bước vào ngôi nhà gỗ 3 gian thì điểm ấn tượng có lẽ là con rường. Đây là cấu kiện được chạm khắc nhiều hoa văn nổi bật và vô cùng tinh tế. Chức năng chính là nâng đỡ mái, được xếp chồng lên nhau. Chiều cao của nó sẽ được thu ngắn lại theo chiều cao vát của mái.
-
Con lợn
Tên gọi của cấu kiện này được ví theo đúng lối sinh hoạt dân dã của người dân Bắc Bộ. Được đặt ở chính diện,gần đỉnh của nóc nhà. Được các nghệ nhân chạm khắc nhiều hoa văn sắc nét. Đây là cấu kiện góp phần tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
-
Rường cụt
Gần giống như con rường thì rường cụt càng lên cao thì chiều dài càng ngắn lại. Được nằm giữa cột cái và cột hậu đặt chồng lên xà nách.
-
Kết cấu phần mái
Đối với nhà gỗ 3 gian cổ truyền phần mái thể hiện một đặc trưng nổi bật. Bao gồm các cấu kiện như: hoành, rui, gạch màn, ngói mũi.
Hoành là dầm chính, với chức năng chính là đỡ phần mái. Có chiều ngang theo chiều dài của ngôi nhà gỗ và được đặt vuông góc với phần khung nhà.
Rui còn được gọi là dầm phụ được đặt theo chiều dốc của mái nhà và được đặt ở trên hệ thống hoành.
Gạch màn giúp độ phẳng cho mái nhà, được làm từ đất nung. Mục đích là chống thấm dột và giúp che chắn, bảo vệ nhà gỗ cổ truyền.
Những loại ngói được lựa chọn để lợp cho ngôi nhà gỗ 3 gian thông thường sẽ là: ngói âm dương, ngói vẩy rồng, ngói mũi hài.
Một số những hình ảnh về cấu kiện của nhà gỗ 3 gian
Liên hệ với đơn vị chuyên thi công và thiết kế nhà gỗ cổ truyền
Từ lâu nhà gỗ Phúc Lộc đã được biết đến là một trong những đơn vị chuyên thi công và thiết kế nhà gỗ cổ truyền khá nổi tiếng trong lĩnh vực làm nhà gỗ. Chúng tôi chuyên thực hiện các dự án như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ họ, đình chùa, từ đường, nhà gỗ sân vườn…
Được sự chỉ đạo và dẫn dắt của Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm. Một người có kinh nghiệm trong làm nhà gỗ cổ truyền. Là người sinh ra từ cái nôi nhà gỗ Chàng Sơn nổi tiếng. Sẽ giúp quý vị và các bạn xây nên những ngôi nhà gỗ mơ ước.
Xưởng của chúng tôi cách Hà Nội 25km, tọa lạc dưới chân núi chùa Tây Phương. Hệ thống xưởng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị máy móc, có nhiều thợ Chàng Sơn với nhiều năm kinh nghiệm, kỹ năng tốt.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Xem thêm các công trình nhà gỗ lim đẹp
>Xem thêm những video hay về nhà gỗ truyền thống