Tìm hiểu những cấu kiện đẹp trong nhà gỗ Bắc Bộ

Tìm hiểu những cấu kiện đẹp trong nhà gỗ Bắc Bộ

Nhà gỗ Bắc Bộ là một loại hình nhà cổ truyền ở miền Bắc Việt Nam. Kiểu nhà này mang nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Bắc Bộ nói riêng. Nét đẹp đặc trưng của kiến trúc nhà gỗ được thể hiện qua từng cấu kiện nhà, tạo nên một công trình nhà bền đẹp, kiên cố. Mời quý vị cùng khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cấu kiện trong nhà gỗ miền Bắc qua bài viết sau đây.

 

Video về nhà gỗ 3 gian 1 buồng tại Hà Nội

Câu đầu và thượng lương nhà gỗ cổ truyền

Câu đầu nhà gỗ cổ truyền
Câu đầu nhà gỗ cổ truyền
Thượng lương nhà gỗ kẻ truyền
Thượng lương nhà gỗ kẻ truyền

Câu đầu và thượng lương là hai cấu kiện có vai trò quan trọng trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền. Đây không chỉ là một cấu kiện nhà gỗ đơn thuần mà chúng còn mang trong mình những ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Cấu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng và gác lên các cột cái, khóa đầu trên của các cột cái trong hệ thống kết cấu khung nhà gỗ.

Trên câu đầu thường có các chữ viết được viết bằng phông chữ Quốc ngữ hoặc Hán Nôm theo cách viết câu đối. Chữ viết trên câu đầu nhà gỗ thường có nội dung mang ý nghĩa nêu lên những mong ước con cháu đời sau luôn được hưởng mọi điều tốt đẹp của trời đất và xua đuổi tà khí, trừ ma diệt quỷ.

Thượng lương là thanh xà gỗ được đặt ở vị trí đỉnh nóc nhà. Trên thượng lương thường khắc ngày tháng năm khởi công và hoàn thành nhà. Điều này nhằm thể hiện ý nghĩa đó là thời khắc cất nóc tốt đẹp, cần được lưu truyền lâu dài để con cháu đời sau biết và yên tâm sinh sống, thờ cúng tổ tiên.

Kẻ hiên nhà gỗ

Kẻ hiên nhà gỗ được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ
Kẻ hiên nhà gỗ được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ

Kẻ hiên cũng là một cấu kiện quan trọng trong nhà gỗ Bắc Bộ. Cấu kiện này không chỉ có công dụng chịu lực đỡ phần mái hiên, kẻ hiên còn mang đến giá trị thẩm mỹ rất lớn cho căn nhà gỗ cổ truyền. Kẻ hiên là dầm gác từ cột quân sang cột hiên với một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái. Chúng được tạo hình với hình dáng cong cong uốn lượn mềm mại. Trên cấu kiện kẻ hiên thường được chạm trổ những đường nét hoa văn tinh tế như: tứ quý, rồng, phượng, hoa sen, lá lật… với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Kẻ ngồi nhà gỗ

Hoa văn trên kẻ ngồi nhà gỗ
Hoa văn trên kẻ ngồi nhà gỗ

Nếu kẻ hiên là cấu kiện đỡ cho phần mái hiên thì kẻ ngồi là cấu kiện nằm ở bên trong kết cấu nhà. Kẻ ngồi là một bộ phận ở bộ vì của nhà gỗ, cấu kiện này được nối từ cột cái sang cột con, thường được chế tạo có kiểu dáng đẹp mắt. Kích thước của kẻ ngồi sẽ ngắn hơn kẻ hiên, chức năng của chúng chủ yếu là trợ lực cho phần mái nhà gỗ. Tương tự kẻ hiên, trên kẻ ngồi cũng được chạm trổ nhiều mẫu hoa văn đẹp mắt, chủ yếu là hoa văn lá lật được đục chạm với những đường nét mềm mại và tinh tế.

Bảy hậu nhà gỗ Bắc Bộ

Bảy hậu nhà gỗ được đục chạm hoa văn đẹp mắt
Bảy hậu nhà gỗ được đục chạm hoa văn đẹp mắt

Bảy hậu là dầm nằm trong khung liên kết vào các cột quân phía sau nhà gỗ, có chức năng đỡ phần mái vảy phí sau. Bên cạnh đó, chúng còn mang ý nghĩa tâm linh và thể hiện văn hóa truyền thống của người Việt. Các bảy hậu thường được chạm khắc công phu với những họa tiết độc đáo, tạo nên sự nổi bật và đặc biệt cho ngôi nhà. Ngoài ra, cấu kiện này còn giúp gia tăng độ bền vững và cứng cáp cho ngôi nhà gỗ.

Rường bụng lợn nhà gỗ Bắc Bộ

Chồng rường nhà gỗ
Chồng rường nhà gỗ

Rường bụng lợn hay con lợn là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn. Chức năng của chúng là đỡ thượng lương nhà gỗ. Bên dưới con lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường được chạm khắc các hoa văn họa tiết như: chữ Thọ, chữ Phúc…

Ngói lợp nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Ngói lợp nhà gỗ Bắc Bộ thường là ngói mũi hài (ngói vảy rồng) bằng đất nung. Ngói lợp ngoài tác dụng chống thấm dột và chống nóng cho căn nhà, chúng còn góp phần tăng vẻ đẹp cổ kính cho căn nhà gỗ. Được lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể lót lớp đất sét kẹp giữa.

Cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền
Cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền

Cửa bức bàn là một nét đặc trưng của nhà gỗ Bắc Bộ, được xem như bộ mặt của các công trình nhà gỗ. Đây là loại cửa bao gồm 2, 4 hoặc 6 cánh, phổ biến nhất là 4 cánh. Không gian cánh cửa thường đặt giữa hai cột trong một gian nhà. Các cánh cửa mở không dùng bản lề như cửa hiện đại mà dùng cối xoay, ưu điểm của kiểu mở này là cánh không bị xệ. Các cánh cửa có thể tháo rời dễ dàng. Trên cửa thường được chạm khắc hoa văn đặc sắc góp phần gia tăng giá trị thẩm mỹ cho căn căn nhà gỗ.

Những cấu kiện nhà gỗ tạo nên sự độc đáo và ấn tượng cho kiến trúc nhà gỗ cổ truyền. Chúng không chỉ phản ánh sự đa dạng và sáng tạo trong kiến trúc dân gian Việt Nam, mà còn là những biểu tượng văn hóa và tâm linh sâu sắc của người Việt. Những ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ với các cấu kiện trong kết cấu nhà không chỉ là nơi sinh hoạt của gia đình mà còn là di sản văn hóa truyền thống và niềm tự hào của dân tộc Việt.

>Xem thêm: Kiến trúc mái đặc sắc của mẫu nhà cổ Bắc Bộ như thế nào?

Trên đây là những chia sẻ về vẻ đẹp của các cấu kiện trong nhà gỗ Bắc Bộ. Mong rằng những thông tin này sẽ cung cấp thêm cho quý vị nhiều kiến thức hữu ích. Nếu quý khách đang có nhu cầu làm nhà gỗ cổ truyền 3 gian, 5 gian và muốn tìm địa chỉ thiết kế – thi công uy tín thì hãy gọi ngay với Kiến Trúc Phúc Lộc qua hotline: 0936 247 222.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

One thought on “Tìm hiểu những cấu kiện đẹp trong nhà gỗ Bắc Bộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *